Thấy gì từ kết quả tinh gọn bộ máy của Chính phủ của Tổng Bí thư Tô Lâm?

Ngày 18/2/2025, Quốc hội Việt nam cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kiện toàn, tinh gọn bộ máy Chính phủ theo Nghị quyết 187 của Bộ Chính trị năm 2017.

Đây là vấn đề cũ còn tồn lại từ thời cố Tổng Bí thư Trọng còn dở dang từ năm 2017, và ông Tô Lâm tiếp tục kiện toàn. Tuy nhiên, về mặt con số kết quả ban đầu của chủ trương này hoàn toàn không thuyết phục được công luận”. 

Trên mạng xã hội có nhiều ý kiến thấy rằng, khi Chính phủ chưa tinh gọn thì bộ máy này có 1 Thủ tướng và 5 Phó thủ tướng. Vậy mà, sau khi tinh gọn, vẫn bộ máy Chính phủ đó, lại có 1 Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng. Với 14 Bộ sau tinh giảm, bình quân 1 phó Thủ tướng quản 2 Bộ có quá nhiều không?

Bộ máy Chính phủ hiện nay không dừng ở mức “3 đầu 6 tay”, mà đã trở thành 1 đầu 14 tay mới khủng khiếp!?

Tương tự, ở khối các Ban Đảng cũng vậy, theo quy định, 1 Ban đảng trước đây gồm 1 Trưởng ban và không quá 6 Phó ban. Không hiểu lý do vì sao, sau khi tinh gọn thì một Ban lại phình ra gồm 1 Trưởng ban và 12 Phó ban. 

Công luận thấy rằng, không có lẽ việc tinh giảm bộ máy được coi là một nhiệm vụ cấp bách, và cần phải làm ngay. Vậy mà, đơn giản là sáp nhập các tổ chức rồi cộng số lãnh đạo lại? 

Điều đó đã cho thấy, kết quả tinh gọn bộ máy hành chính công dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn mang tính hình thức, không có giá trị về mặt thực tế.

Theo giới phân tích, sự gia tăng số lượng Phó thủ tướng hay các Phó trưởng Ban của đảng sau cải cách như đã thấy. Đây chỉ đơn thuần là động thái phân chia quyền lực chính trị nội bộ giữa các phe phái. 

Chứ đây, không phải là kết quả tinh gọn bộ máy hành chính công, với mục đích làm cho bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả và phục vụ người dân tốt hơn. Mà thực chất, đây là việc sửa đổi bên ngoài “mặt tiền” một căn nhà đã quá cũ nát, và không đi đến kết quả thực sự nào.

Hoàng Anh – Thoibao.de